“Cuộc gọi lúc nửa đêm” – Câu chuyện nhó..i lòng về người vợ ôm con 5 tháng chờ người chồng đã ra đi mãi mãi sau buổi sinh nhật ở Hà Nội

Câu chuyện anh Phạm Quốc Việt (Đội trưởng Đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angel) chia sẻ về hoàn cảnh của nạn nhân gặp tai nạn giao thông tử vong sau khi đi đá bóng và ăn sinh nhật với nhóm bạn đã khiến cộng đồng mạng lặng người.

Suốt hơn 7 năm qua, anh Phạm Quốc Việt – Đội trưởng Đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angel có lẽ đã gặp vô vàn trường hợp gặp tai nạn. Anh cùng đồng đội trong nhóm của mình cũng đã cứu giúp được hàng ngàn người dân trong các vụ cháy nổ hay kịp thời sơ cứu đưa các nạn nhân gặp tai nạn đến bệnh viện kịp thời.

Bất kể nắng mưa, đêm khuya hay sáng sớm chỉ cần điện thoại rung, nhận tin báo cháy nổ, tai nạn hay có người bị thương cần được giúp đỡ… là các anh lên đường. Hình ảnh những thanh niên mặc chiếc áo cứu hộ với dòng chữ “Đội hỗ trợ sơ cứu-FAS Angel” in trên áo đã trở nên quen thuộc trên các cung đường của thành phố Hà Nội.

Thế nhưng, trong vô vàn những người được đội FAS Angel hỗ trợ, cũng có nhiều nạn nhân xấu số – điều duy nhất anh Việt làm được cho họ chỉ là hỗ trợ tìm kiếm thông tin gia đình để họ được về nhà sớm nhất có thể.

Khuya ngày 14/7, anh Việt cùng đồng đội cũng đã nhận được cuộc gọi thông báo có người gặp nạn cần giúp đỡ. Như trường hợp khác, anh Việt cùng các anh em nhanh chóng có mặt tại hiện trường hỗ trợ lực lượng chức năng, sơ cứu nạn nhân và gấp rút tìm người thân cho người bị nạn. Thế nhưng, câu chuyện của nạn nhân xấu số lần này lại khiến anh Việt phải suy tư hơn cả, bởi phía sau người đàn ông vừa qua đời vì tai nạn giao thông ấy còn cả một gia đình nhỏ, còn người vợ trẻ đang ôm đứa con 5 tháng tuổi đang ngóng trông chồng trở về…

Câu chuyện được anh Phạm Quốc Việt chia sẻ lên mạng, với tựa đề “Cuộc gọi lúc nửa đêm”.

Anh cho rằng, ai trong chúng ta cũng có một chiếc điện thoại , và những cuộc gọi lúc nửa đêm là một điều gì đó mang đến sự sợ hãi cho nhiều người.

Anh viết:

“Chúng ta thường hay sợ hãi điều đó và thường cho rằng đó là một tin tồi tệ sẽ thường báo vào lúc nửa đêm.

Đúng vậy các bạn ạ. Tôi cũng thường được nghe điện thoại vào lúc nửa đêm và giờ đã hơn 7 năm 1 tháng rồi .

Những cuộc điện thoại tôi nghe là những tin báo tai nạn có người bị thương,cháy nổ có người mắc kẹt, hoặc có người đang trong tình trạng ng.uy hi.ểm ,cũng có người khi tôi và đồng đội vừa đến nơi thì họ cũng giã từ chúng ta.

Câu chuyện hôm nay tôi kể lại cho các bạn nghe cách thức tôi làm việc và xử lý tình huống khi tôi nghe những cuộc điện thoại và tiếp nhận hỗ trợ cũng như các tôi nhận định xử lý tình huống nhé.

22h20, tổng đài FAS Angel nhận được tin báo có người gặp nạn cần được giúp đỡ tại khu vực hiện trường.

22h27, tình nguyện viên – đội viên FAS Angel xác nhận tại hiện trường cùng các lực lượng chức năng, nạn nhân đã tử nạn.

22h30, tôi lái xe 04 đến hiện trường và bắt đầu phối hợp điều phối tim người thân của nạn nhân.

Sau 12 phút tìm kiếm các vật dụng như ví tiền, điện thoại, giấy tờ tùy thân để phụ giúp lực lượng chức năng nhanh hơn trong quá trình làm việc hỗ trợ nạn nhân sớm về với gia đình, tôi đã quyết định gọi liên liên hệ với người được lưu tên là Myhouse (vì tìm tên vợ không thấy có lưu) vì qua tin nhắn trò chuyện trong zalo, tôi đã đoán ra cô ấy là người vợ của nạn nhân mà tôi cần tìm.

22h42 là khoảnh khắc tôi gọi điện và nhắn tin cho cô ấy bằng điện thoại của nạn nhân. Tôi nhắn alo, rồi bấm gọi điện.


Trên màn hình tin nhắn Zalo của nạn nhân với vợ vẫn để ảnh của con nhỏ cùng những dòng trao đổi của hai vợ chồng cách khi gặp nạn chỉ vài tiếng đồng hồ

Khi chuông điện thoại bên kia đang reo chưa có người nghe máy, tôi chợt giật mình nhận ra trên hình nền của tin nhắn có ảnh đứa bé tầm khoảng mấy tháng tuổi, người có tên Myhouse nhấc máy:

– “Alo, anh vẫn chưa về à? Về đến đâu rồi?”

Lúc ấy trong điện thoại tiếng trẻ con khóc lên, tôi đã sững lại đôi chút và tắt máy. Tôi biết và cảm nhận được gia đình nhỏ của nạn nhân đang có hiện tại. Tôi nhìn vào nạn nhân đang nằm đó tỏ lòng sự nuối tiếc của mình với nạn nhân, sau đó tôi quyết định tìm kiếm người khác là người nhà để báo tin buồn này cho họ.

Tôi tìm số của bố, mẹ, anh em trai, em gái, và bố mẹ vợ. Tôi đã quyết định báo cho bố mẹ vợ và mọi người bên phía nhà vợ vì tôi đoán rằng cô ấy mới sinh nở, con còn bé, chắc chắn ra hiện trường sẽ rất đau khổ. Trong đầu tôi lúc đó là những người có thể giúp được người vợ ấy vượt qua cú sốc này.

Sau khi đã dàn xếp một cách ổn thỏa, tôi đã nghe điện cô ấy và thông báo tin chồng cô ấy bị tai nạn đang được chúng tôi đưa đi cấp cứu ở viện 198. Tôi nói cô ấy cứ ở nhà vì có con nhỏ, khi nào gửi con được cho ai thì cùng người nhà đến viện sau vì ở đây đã có chúng tôi chăm lo cho anh ấy rồi, cứ yên tâm .

Tôi nói: “Em cứ bình tĩnh nhé không sao đâu, có bọn anh ở đây rồi”.

Vợ nạn nhân hỏi tôi: “Anh ơi anh ấy bị có nặng không anh ? giờ đi cấp cứu ở chỗ nào để em đến đó anh?”.

Tôi nói: “Em cứ bình tĩnh nhé, cho anh xin họ tên em và địa chỉ để lát nữa anh làm thủ tục nhập viện cho anh ấy. Vợ chồng em mơi sinh con à? Cháu được mấy tháng rồi? Giờ em có thể nhờ thêm người nhà mình đến bệnh viện được không? Anh sẽ đưa anh ấy về đó cấp cứu, rồi em ra sau nhé. ( Câu hỏi số 3 thương thuyết định hướng cho người nhà nạn nhân trong lúc rối loạn tâm trí vì đang chỉ một mình chăm sóc con nhỏ)”.

Sau khi nắm được thông tin và định hướng việc cần làm cho người vợ. Tôi vội vã cố kiềm lòng mình và tắt máy, khi nghe tiếng trẻ con khóc qua điện thoại, tôi biết , các nhận định về hoàn cảnh gia đình này là đúng: “Vợ chồng cưới nhau giờ mới có con, vì đây là đứa thứ nhất.”

Tôi biết là cô ấy sẽ tìm cách ra hiện trường sau khi gửi con, tôi đã điều phối và phân công nhiệm vụ trực tiếp cho các tình nguyện viên nữ của mình chuẩn bị tâm thế đón người vợ , và lưu ý cho các bạn ấy những thông tin cần chú ý của tâm lý người vợ.

Khi đang chuyển nạn nhân lên xe về trung tâm pháp y Hà Nội để khám nghiệm. Tôi lại được người vợ gọi điện thông báo sẽ ra khu vực hiện trường. Tôi trả lời: “Bọn anh đang sơ cứu, lát nữa sẽ di chuyển vào viện gần nhất để hỗ trợ cho anh ấy, anh ấy không sao rồi, anh đã liên hệ với các bạn đồng nghiệp của anh ấy để đến đây phụ trước cho em. Anh đoán con em còn nhỏ không nên đưa đến đây. Cứ bình tĩnh nhé không sao đâu, mọi việc sẽ ổn cả, thôi nhé, băng bó sắp xong rồi anh phải chuẩn bị lái xe đây, có gì anh gọi báo em nhé. Này em vào chờ ở đối diện cổng viện 198 Trần Bình nhé. Anh đang về đó đây”.

Khi gặp được xe của chúng tôi, tôi đã báo tin buồn này tới người vợ vì tôi đã chuẩn bị rất tốt cho sự cố sốc có thể xảy ra cho cô ấy rồi. Ngoài ra, đội viên nữ hay tình nguyện viên nữ của tôi cũng đã chuẩn bị mọi thứ rất tôi về kỹ năng để thuyết phục và hỗ trợ .

Người thân của nạn nhân đau đớn cho biết, “Hai vợ chồng nó cưới nhau được 10 năm giờ mới có con, đứa bé mới được có 5 tháng tuổi em ạ”.

Trong khi đó, một người bạn đi ăn cùng chia sẻ, “Hôm nay công ty em có tổ chức đá bóng và ăn sinh nhật, anh cầm máy anh ấy thì anh thấy, bọn em đi ăn còn chưa về cơ, bạn ấy xin về trước, ai ngờ đâu”.

Câu chuyện buồn về một nạn nhân tử vong vì sử dụng rượu bia không an toàn khi tham gia giao thông đã khiến nhiều người phải suy tư. Giá như người đàn ông ấy chấp hành luật giao thông, không sử dụng rượu bia khi lái xe thì chắc chắn đã không xảy ra câu chuyện đau lòng này.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*